| Tổng đài Adsun
17769
HƯỚNG  DẪN LẬP TRÌNH ADSUN FX432
HƯỚNG  DẪN LẬP TRÌNH ADSUN FX432
1. MỘT   SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI LẬP TRÌNH :
- Máy lập trình phải  là máy  gắn vào Jack 01, ở đây để thuận  tiện ta qui ước số của máy nhánh nội bộ là số mặc định ban đầu của tổng đài tức là:  Máy nhánh gắn vào Jack 01 có số nội bộ là 101, ký hiệu là EXT101, máy nhánh gắn vào Jack 02 có số nội bộ 102 ký hiệu là EXT102,.... , máy nhánh gắn vào Jack 32 có số nội bộ là 132 ký hiệu là máy EXT132 , máy nhánh gắn vào Jack 64 có số nộ bộ là 164 ký hiệu là EXT164.
- Các máy để ở chế độ Tone(xem vị trí ống tắc gạt bên hông máy điện thoại).
- Để lập trình các tính năng cho tổng đài, trước hết ta phải vào chế độ lập  trình.
- Khi nhập mã lệnh, nếu giá trị hợp lệ sẽ nghe tín hiệu tút tút, ngược lại bạn sẽ nghe tín hiệu  báo bận.  Để bỏ qua các giá trị vừa nhập sai, ta nhấn phím * và thực hiện nhập lại giá trị.
- Trong chế độ lập trình ta có thể lập trình nhiều tính năng  cùng lúc không cần phải gác máy,  nếu chưa lập trình xong mà ta lỡ gác máy  muốn  lập trình tiếp thì phải vào chế độ lập trình lại.
2. KÝ HIỆU DÙNG TRONG TẬP LỆNH
- Một lệnh lập trình bao gồm các thành phần sau:  Mã lệnh  #     A  #     m  #
ð  Trong đó :
+ Mã lệnh: : là chữ số đại diện cho mã lệnh
  Ví dụ:
4 là mã lệnh  cho phép / cấm gọi dịch vụ IP (171, 177, 178, 179, …).
3 là mã lệnh  cho phép/cấm gọi quốc tế.
+ A : là vị trí vật lý của các máy nhánh, tức là vị trí của JACK LINE mà máy nhánh đó kết nối vào tổng đài, ví dụ sau khi đưa tổng  đài về giá trị mặc định thì máy nhánh  101 có A=01, máy nhánh  102 có A= 02, máy nhánh  116 có A=16.……A= 99 : khi muốn chỉ đến tất cả các máy nhánh
+ m : là giá trị của mã lệnh, m=1 : cho phép; m=0 : cấm.
+ Ví dụ: Lập trình cấm gọi di động EXT101, EXT102, EXT103 các máy nhánh khác đều cho phép, mã lệnh như sau: 1 # 99 # 1 #     : cho phép  tất cả các máy nhánh gọi di động 1 # 01, 02, 03 # 0 #     : cấm EXT101, EXT102, EXT103 gọi di động
3. VÀO CHẾ ĐỘ LẬP TRÌNH
F Thao tác: Nhấc máy -> Nhấn * # * # -> Nghe tút tút
Chú ý:
- Khi đang ở chế   độ lập trình, sau mỗi lần lập trình xong một dịch vụ bạn không cần phải gác máy mà cứ tiếp tục lập trình sang dịch vụ khác .
- Khi gác máy thì thoát khỏi chế độ lập trình .
- Khi lập trình mới, nên đưa tổng đài về chế  độ mặc định và bắt đầu lập trình lại  từ đầu.
- Để lập trình nhanh tổng đài, nên tham khảo bảng lập trình nhanh ở  cuối phần lập trình.
- Từ nay về  sau, khi lập trình bất kỳ  tính năng nào, chúng ta ngầm hiểu là đang ở trong chế  độ lập trình.
4. CHỌN  CHẾ ĐỘ PHỤC  VỤ CHO TỔNG ĐÀI:
Tổng  đài có thể phục  vụ một trong hai chế  độ : Chế  độ phục  vụ tự động(chế độ  có DISA) hoặc chế độ phục   vụ  bình thường(chế độ  có người trực điện thoại) tùy nhu cầu thực  tế của người  sử dụng.  Chế độ phục  vụ tự động phù hợp cho những văn phòng, cơ quan không   có người trực tổng đài, người bên ngoài khi gọi vào tổng đài sẽ nghe được  lời hướng dẫn bấm tiếp số máy nhánh cần gặp (xem thêm ở phần lập trình Disa). Chế độ phục  vụ bình thường cần phải  có người trực tổng đài để nhận chuông  các cuộc  goị  từ ngoài  vào và chuyển cuộc gọi cho các máy nhánh.
F Thao tác:
Nhấn: 41      #     m    #

Trong đó:
m=1 : chế độ phục  vu tự động
m=0 : chế độ phục  vụ bình thường
Mặc định : chế độ phục  vụ bình thường
5. MODE NGÀY/ĐÊM :
Cho phép tổng đài làm việc ở Mode ngày  hoặc  là Mode ngày-đêm.
Ví dụ : ta có thể lập trình chỉ định nhận chuông  ban ngày là máy nhánh số 101 (phòng kế toán), ban đêm máy nhánh số 105 (phòng bảo vệ).
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:   45    #     m    #

Với :
m = 0 : mode ngày.
m = 1 : mode ngày/đêm. Mặc định : mode ngày.
6. CHỌN  CÁCH CHUYỂN  CHẾ ĐỘ ĐỔ CHUÔNG NGÀY/ĐÊM:
Có thể chọn  chế độ đổ chuông   ngày/đêm  cho tổng đài bằng 2 cách : Bằng  bàn phím điện thoại hoặc tự động. Chế độ chuyển  bằng bàn phím điện thoại  chỉ thực hiện được trên máy nhánh  lập trình máy nhánh  nội bộ Jack 01 (xem cách chuyển  ngày đêm ở  phần hướng dẫn sử dụng), còn chế độ chuyển  tự động thì do tổng đài tự  động thực hiện .
F Thao tác:
Nhấn:  47    #     m    #

Trong đó :
m = 0 : chuyển  tự động m = 1 : chuyển bằng tay
Mặc định : chuyển  tự động
7. LẬP TRÌNH THỜI GIAN CHO TỔNG ĐÀI :
7.1 Chọn mốc thời gian ban ngày/ban đêm :

Sau khi chọn mode ngày/đêm cho tổng đài, bước tiếp theo ta cần lập trình là chọn mốc thời gian bắt đầu cho ngày/đêm. Ví dụ người sử dụng  có thể chọn  thời gian ban ngày bắt đầu từ 7giờ,  và ban đêm  bắt đầu  từ 17 giờ hoặc cũng có thể chọn  ban ngày  bắt đầu  từ 8 giờ và ban đêm bắt đầu  từ 18 giờ. Thao tác chọn  như sau :
a.  Chọn  mốc thời gian ngày :
Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:  58    HH    MM    SS    #

Trong đó :
HH : là giờ (hai chữ số) có giá trị từ 00 đến 23
MM : là phút (hai chữ số) có giá trị từ 00 đến 59
SS : là giây (hai chữ số ) có giá trị từ 00 đến 59
b.  Chọn  mốc thời gian  đêm :
Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:  59    HH    MM    SS    #

Trong đó :
HH : là giờ (hai chữ số) có giá trị từ 00 đến 23
MM : là phút (hai chữ số) có giá trị từ 00 đến 59
SS : là giây (hai chữ số ) có giá trị từ 00 đến 59
F Ví dụ : Chọn mốc thời gian ban ngày bắt đầu  từ  07 :30 : 00 sáng, ban     đêm bắt   đầu  từ 17 : 00 :00, thực hiện như sau :
- Nhấn 58 #  07 30 00 #
- Nhấn 59 # 17 00 00 #
7.2  Nhập giờ – phút – giây; ngày – tháng – năm cho tổng đài :
Là cơ sở cho việc tính cước và quản   lý cuộc  gọi  ra ngoài trung kế của các máy nhánh

a. Nhập giờ – phút – giây
  Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:       60 #     HH    MM    SS    #
Trong đó :
HH : là giờ (hai chữ số) có giá trị từ 00 đến 23
MM : là phút (hai chữ số) có giá trị từ 00 đến 59
SS : là giây (hai chữ số ) có giá trị từ 00 đến 59
Giờ, phút giây của tổng đài phải lập trình trùng khớp với giờ của máy tính và đúng  giờ thực tế.

b. Nhập ngày – tháng – năm
  Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:       61 #     DD     MM    YY    #
Trong đó  : DD, MM, YY là  ngày tháng năm hiện tại gồm 2 chữ số và phải lập trình trùng khớp với ngày tháng năm trong máy tính và đúng với thời gian thực tế, YY là hai chữ số cuối cùng của năm hiên tại  .
F Ví dụ : Nhập thời gian thực 19:00:00 ngày 30/04/2006, thao tác như sau :
- Nhấn 60 # 19 00 00 #
- Nhấn 61 # 30 04 06 #

8. LẬP TRÌNH ĐỔ CHUÔNG KHI CÓ CUỘC GỌI VÀO TRÊN TRUNG KẾ (mode ngày) :
8.1 Chọn chế độ đổ chuông:  Đổ chuông xoay vòng và đổ chuông cùng lúc.
a. Đổ chuông xoay vòng : tất cả các máy nhánh đổ chuông lần lượt theo thứ tự ưu tiên và số hồi chuông  chỉ định
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình
Nhấn:   46    #     m    #
Trong đó: m=0: chế độ đổ chuông  cùng lúc. m=1: chế độ đổ chuông xoay vòng. Mặc định: đổ chuông cùng lúc.
Chọn các máy nhánh    đổ chuông xoay vòng : Các máy nhánh chỉ định trong phần này sẽ luân phiên  đổ chuông theo thứ tự được chỉ định
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình

F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình
Nhấn:   71    #     A     B     C     D     E     F    #
Trong đó: A, B, C, D, E, F là vị trí các Jack line của các máy nhánh có giá trị từ 01 đến 64 . Tổng đài cho phép  tối đa sáu máy nhánh xoay vòng đổ chuông, thứ tự ưu tiên đổ chuông xoay vòng  là: A->B->C->D->E->F.
Chọn số hồi chuông đổ xoay vòng :    Trong lựa chọn đổ  chuông xoay vòng, sau khi chỉ định những máy nhánh sẽ đổ chuông  bước kế tiếp ta cần phải  làm là chọn số hồi chuông.
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn   55    #     XX   #

  Trong đó: XX là số hồi chuông  gồm 2 chữ số nhỏ nhất  là 01 hồi và lớn nhất  là 10 hồi .
Mặc định : XX=10 hồi
F Ví dụ : lập trình cho phép các máy nhánh  101, 102, 103 đổ chuông   xoay vòng khi có cuộc gọi vào trên tất cả các trung kế, số hồi chuông  là 5 hồi, ta thực hiện
như sau :
- Nhấn 46 # 1 #     : Chọn chế độ đổ chuông xoay vòng
- Nhấn 71 # 01 02 03 #     : Tạo nhóm đổ chuông xoay vòng gồm các máy nhánh theo thứ tự ưu tiên là máy  101, 102, 103.
- Nhấn 55 # 05 #     : định 5 hồi chuông
Như vậy khi có cuộc gọi từ bên  ngoài   vào thì máy nhánh 101 đổ 5 hồi chuông  nếu không nhấc máy thì máy 102 đổ tiếp 5 hồi chuông  nữa, nếu cũng không  có ai nhấc máy thì máy 103 đổ 5 hồi chuông  . Nếu cũng không  có ai nhấc máy thì tổng đài không  đổ chuông nữa và tạo trạng  thái giả nhấc máy. Trong khi đổ chuông  nếu có máy nhánh nào nhấc máy thì cuộc gọi được thiết lập cho máy nhánh đó.
b. Đổ chuông cùng lúc :
Tất cả máy nhánh được chỉ định nhận chuông  cùng lúc đổ chuông
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:    46    #     0  #
Mặc định : đổ chuông  cùng lúc

8.2 Cấm/cho phép máy nhánh nhận chuông ngày trên tất cả trung kế :
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:   30 #     A     #     m    #
Trong đó:    A : là vị trí vật lý các máy nhánh, A có giá trị từ  01 đến 64, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m = 0 : cấm đổ chuông
m = 1 : cho phép  đổ chuông
Mặc định : Cấm tất cả các máy nhánh đổ chuông ngày trên tất cả trung kế khi có cuộc gọi từ bên ngoài vào.
F Ví dụ:
- Cho phép  tất cả các máy nhánh đổ chuông ngày khi có cuộc gọi vào trên tất cả các trung kế :
                               Nhấn 30 # 99 # 1 #
- Cấm máy nhánh 101, 102, 103 đổ chuông ngày trên tất cả các trung kế :
                                Nhấn 30 # 01 02 03 # 0 #
8.3 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 1:
F Thao tác:

Nhấn:  31    #     A     #     m    #
8.4 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 2 :
F Thao tác:
Nhấn:  32    #     A     #     m    #
8.5 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 3 :
F Thao tác:
Nhấn:  33    #     A     #     m    #
8.6 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 4 :
F Thao tác:
Nhấn: 34 #     A     #     m    #
8.7 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 5 :
F Thao tác:
Nhấn:      35 #     A     #     m    #
8.8 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 6 :
F Thao tác:
Nhấn:  36    #     A     #     m    #

8.9 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 7 :
F Thao tác:
Nhấn: 37    #     A     #     m    #
8.10 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông ngày trên trung kế 8 :
F Thao tác:
Nhấn:  38    #     A     #     m    #
F Ví dụ:
-    Cho phép máy nhánh 101, 102 đổ chuông trên trung kế 6, cấm các máy nhánh còn lại:
Nhấn 36 # 99 # 0 #     : cấm tất cả các máy nhánh
Nhấn 36 # 01 02 # 1 #     : cho phép máy nhánh 101, 102
-    Cho phép  máy nhánh  116, 132 đổ chuông   trên  trung kế  7; cấm  máy 117 đổ chuông trên trung kế 8
Nhấn 37 # 16 32 # 1 #         : Cho phép máy nhánh 116, 132 đổ chuông trên trung kế 7.
Nhấn 38 # 17 # 0 #         :  Cấm  máy  117  đổ chuông   trên trung kế 8.
* Từ mục 8.3 đến 8.10 khi thao tác ta lưu ý  là đang trong chế độ lập trình sau đó nhấn theo cú pháp như trên.
    Trong đó: A: Là vị trí vật  lý các máy nhánh, A có giá trị từ 01 đến 64, A=99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m=0: Cấm đổ chuông.
m=1: Cho phép  đổ chuông.
Mặc định: Cấm đổ chuông đêm trên tất cả các trung kế.
* Ví dụ:    + Cho phép máy nhánh 101, 102 đổ chuông  ngày trên trung kế 6, cấm các máy nhánh còn lại.
- Nhấn 36 # 99 # 0: Cấm tất cả các máy nhánh.
- Nhấn 36 # 01 02 # 1 #: Cho phép máy nhánh 101, 102.
+ Cho phép máy nhánh 116, 132 đổ chuông ngày trên trung kế7, cấm máy
117 đổ chuông ngày trên trung kế 8.
- Nhấn 37 # 16 32 # 1: Cho phép máy  nhánh  116, 132 đổ  chuông ngày trên trung kế 7.
- Nhấn 38 # 17 # 0 #: Cấm máy  nhánh 117 đổ chuông  ngày  trên trung kế 8.
9. LẬP TRÌNH ĐỔ  CHUÔNG KHI CÓ  CUỘC GỌI VÀO TRÊN TRUNG KẾ  (mode đêm) Ở  mode đêm  không   có chế độ đổ chuông xoay vòng, khi lập trình đổ chuông  ban đêm phải lưu ý phần lập trình “mode ngày/đêm”
9.1 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên tất cả các trung kế (mode đêm):
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:  10    #     A     #     m    #
Trong đó:
A : là vị trí vật  lý các máy nhánh, A có giá trị từ 01 đến 64, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m = 0 : cấm đổ chuông
m = 1 : cho phép  đổ chuông
Mặc định : cấm đổ chuông
F Ví dụ:
- Cho phép máy 101, 102, cấm tất cả các máy khác đổ chuông đêm trên tất cả các trung kế.
Nhấn 10 # 99 # 0 #     : cấm tất cả các máy nhánh
Nhấn 10 # 01 02 # 1 #     : cho phép máy nhánh 101, 102
9.2. Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên trung kế 1:
F Thao tác:
Nhấn:  11    #     A     #     m    #

9.3. Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên trung kế 2 :
F Thao tác:
Nhấn:  12    #     A     #     m    #
9.4 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên trung kế 3:
F Thao tác:
Nhấn:  13    #     A     #     m    #
9.5 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên trung kế 4 :
F Thao tác:
Nhấn:  14    #     A     #     m    #
9.6 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên trung kế 5 :
F Thao tác:
Nhấn:  15    #     A     #     m    #
9.7 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên trung kế 6 :
F Thao tác:
Nhấn:  16    #     A     #     m    #
9.8 Cấm/cho phép máy nhánh đổ chuông đêm trên trung kế 7 :
F Thao tác:
 Nhấn:  17    #     A     #     m    #

9.9 Cấm/cho phép máy nhánh  đổ chuông đêm trên trung kế 8 :
F Thao tác:
Nhấn:  18    #     A     #     m    #
* Từ mục 9.2 đến 9.9 khi thao tác ta lưu ý  là đang trong chế độ lập trình sau đó nhấn theo cú pháp như trên.
  Trong đó:
A : là vị trí vật  lý các máy nhánh, A có giá trị từ 01 đến 64, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m = 0 : Cấm đổ chuông
m = 1 : Cho phép  đổ chuông
Mặc định : Cấm đổ chuông đêm trên tất cả các trung kế.
F Ví dụ :
+ Cho phép máy 101 đổ chuông đêm trên tất cả các trung kế , cấm các máy còn lại
- Nhấn 10 # 99 # 0 : Cấm tất cả các máy nhánh đổ chuông đêm trên tất cả các trung kế.
- Nhấn 10 # 01 # 1 #  : Cho phép máy nhánh 101 đổ chuông đêm trên tất cả các trung kế.
+ Cho phép máy 102 đổ chuông đêm trên trung kế 7, máy 103 trên trung kế 8.
- Nhấn 17 # 02 # 1 #  : Cho phép máy 102 đổ chuông đêm trên trung kế 7.
- Nhấn 18 # 03 # 1 #  : Cho phép máy 103 đổ chuông đêm trên trung kế 8.
10. CẤM/CHO PHÉP GỌI RA NGOÀI TRÊN TRUNG KẾ :
10.1 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế.
F Thao tác:
Nhấn:  20    #     A     #     m    #
Trong đó:
A : là vị trí vật  lý các máy nhánh, A có giá trị từ  01 đến 64, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m = 0 : Cấm gọi ra ngoài trên tất cả trung kế.
m = 1 : Cho phép gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế.
Mặc định : Cho phép  tất cả các máy nhánh gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế.
F Ví dụ :
+ Cho phép máy nhánh 101 gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế , cấm các máy nhánh còn lại :
- Nhấn 20 # 99 # 0 : Cấm tất cả các máy nhánh gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế.
- Nhấn 20 # 01 # 1 #  : Cho phép máy nhánh 101 gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế.
10.2 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 1
F Thao tác:
Nhấn:  21    #     A     #     m    #
Với :
A : là vị trí vật  lý các máy nhánh, A có giá trị từ  01 đến 32, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh
m = 0 : cấm gọi ra ngoài trên trung kế 1
m = 1 : cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 1
Mặc định : cho phép  tất cả các máy nhánh gọi ra ngoài trên trung kế 1
 
10.3 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 2
F Thao tác:
Nhấn:  22    #     A     #     m    #
10.4 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 3
F Thao tác:
Nhấn:  23    #     A     #     m    #
10.5 Cấm/cho phép gọ
F Thao tác:
Nhấn:  24    #     A     #     m    #

10.6 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 5
F Thao tác:
Nhấn:  25    #     A     #     m    #
10.7 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 6
F Thao tác:
Nhấn:  26    #     A     #     m    #
10.8 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 7
F Thao tác:
Nhấn:  27    #     A     #     m    #
10.9 Cấm/cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 8
F Thao tác:
Nhấn:  28    #     A     #     m    #
Trong đó:
A : Là vị trí vật  lý các máy nhánh, A có giá trị từ  01 đến 64, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m = 0 : Cấm gọi ra ngoài trên trung kế 1, 2,……, 8.
m = 1 : Cho phép gọi ra ngoài trên trung kế 1, 2,……, 8.
Mặc định : Cho phép  tất cả các máy nhánh gọi ra ngoài trên trung kế 1, 2,……, 8.
F Ví dụ :
+ Cho phép máy 101 gọi ra ngoài trên trung kế 4, trung kế 5; cấm các máy còn lại:
- Nhấn 24 # 99 # 0 #  : Cấm tất cả các máy gọi ra ngoài trên trung kế 4.
- Nhấn 25 # 99 # 0 #  : Cấm tất cả các máy gọi ra ngoài trên trung kế 5.
- Nhấn 24 # 01 # 1 #  : Cho phép máy 101 gọi ra ngoài trên trung kế 4 .
+ Cho phép máy 102, 103, 104 gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế, cấm các máy còn lại:
- Nhấn 20 # 99 # 0 # : Cấm tất cả các máy gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế.
- Nhấn 20 # 02 03 04 # 1 # : Cho phép máy 102, 103, 104 gọi ra ngoài trên tất cả các trung kế.
11. CẤM/CHO PHÉP CÁC MÁY NHÁNH GỌI DI ĐỘNG :
F Thao tác:
Nhấn:   1    #     A     #     m    #
12. CẤM/CHO PHÉP GỌI LIÊN TỈNH :
F Thao tác:
Nhấn:   2    #     A     #     m    #
13. CẤM/CHO PHÉP GỌI QUỐC TẾ :
F Thao tác:
Nhấn:   3    #     A     #     m    #
14. CẤM/CHO PHÉP GỌI DỊCH VỤ IP (171, 177, 178, 179 …)
F Thao tác:
Nhấn:   4    #     A     #     m    #
* Từ mục 11 đến 14 khi thao tác ta lưu ý  là đang trong chế độ lập trình sau đó nhấn theo cú pháp như trên.
  Trong đó:
A : Là vị trí vật  lý các máy  nhánh, A có giá trị từ 01 đến 64, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m = 0 : Cấm các máy nhánh gọi di động (gọi liên tỉnh, gọi quốc tế, gọi dịch vụ IP).
m = 1 : Cho phép các máy nhánh gọi di động (gọi liên tỉnh, gọi quốc tế, gọi dịch vụ IP).
Mặc định : Cho phép  tất cả các máy nhánh gọi di động (gọi liên tỉnh, gọi quốc tế, gọi dịch vụ IP).
F Ví dụ:    + Cho phép máy nhánh 101, 102 gọi quốc tế, cấm máy 103.
- Nhấn 3 # 01 02 # 1 #: Cho phép máy 101, 102 gọi quốc tế.
- Nhấn 3 # 03 # 0 #: Cấm máy 103 gọi quốc tế.
+ Cho phép  tất cả máy nhánh gọi dịch vụ IP.
- Nhấn 4 # 99 # 1#
15. CẤM/CHO PHÉP MÁY NHÁNH GỌI ĐẾN CÁC VÙNG CẤM
Trong thực  tế nhiều khi ta chỉ cần cấm một số đặc biệt, riêng lẻ nào đó. Chẳng hạn như : Cấm gọi 1088, 1080, 059 (mã vùng tỉnh GiaLai…), vì vậy tổng đài cho phép ta tạo ra 4 vùng cấm và mỗi số riêng lẻ cần cấm được đưa vào các vùng cấm đó.
F Ví dụ:
+ Ta tạo ra 4 vùng cấm sau:
- Vùng 1: Chứa đầu số 1088.
- Vùng 2: Chứa đầu số 059 (mã vùng tỉnh Gia Lai).
- Vùng 3: Chứa đầu số 04 (mã vùng tỉnh Hà Nội).
- Vùng 4: Chứa đầu số 0650 (mã vùng tỉnh Bình Dương).
+ Ta có thể cho phép / cấm từng máy nhánh bất kỳ gọi  đến  4 vùng cấm vừa tạo trên.
15.1 Tạo các vùng cấm
- Các vùng cấm chỉ được  phép nhập một số duy nhất,  giá trị lần nhập  sau sẽ thay thế giá trị lần nhập trước.
- Số được  nhập trong vùng cấm là một  số có giá trị từ 1 đến 4 chữ số.
F Ví dụ:
- Ta nhập  vào vùng cấm 1 số 1088 (dịch vụ hỏi đáp) thì không đưa các số khác thêm vào được nữa.
- Ta có thể nhập  số 117 hay 1080 vào vùng cấm, nhưng không thể nhập số 05978 vào vùng cấm vì có 5 chữ số (lớn hơn 4 chữ số như quy định).
F Thao tác:  Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn    X    #     N    #
Trong đó:
- X là mã lệnh, nhận một trong các giá trị sau :
X = 63 : Tạo vùng cấm 1
X = 64 : Tạo vùng cấm 2
X = 65 : Tạo vùng cấm 3
X = 66 : Tạo vùng cấm 4.
- N là giá trị cần nhập, là một số chứa tối đa 4 chữ số.
F Ví dụ:
- Tạo vùng cấm 1 chứa mã số 1088 :
Nhấn  6 3 # 1 0 8 8 #
- Như vậy, vùng cấm 1 chứa mã số 1088. Chúng ta có thể lập trình cho phép / cấm bất kỳ máy nhánh nào gọi đến số này.
15.2 Cấm/cho phép máy nhánh gọi tới vùng 1 :
F Thao tác:
Nhấn:   5    #     A     #     m    #
15.3 Cấm/ cho phép máy nhánh gọi tới vùng 2 :
F Thao tác:
Nhấn:   6    #     A     #     m    #
15.4 Cấm/ cho phép máy nhánh gọi tới vùng 3 :
F Thao tác:
Nhấn:   7    #     A     #     m    #
15.5 Cấm/ cho phép máy nhánh gọi tới vùng 4 :
F Thao tác :
Nhấn:   8    #     A     #     m    #
* Từ mục 15.2 đến 15.5 khi thao tác ta lưu ý là đang trong chế độ lập trình sau đó nhấn theo cú pháp như trên.
  Trong đó:
A : Là vị trí vật  lý các máy  nhánh, A có giá trị từ  01 đến 64, A = 99 để chỉ tất cả các máy nhánh.
m = 0 : Cấm các máy nhánh gọi đến vùng 1 (hoặc 2, 3, 4).
m = 1 : Cho phép các máy nhánh gọi đến vùng 1 (hoặc 2, 3, 4).
Mặc định : Cho phép  tất cả các máy nhánh gọi đến vùng 1 (hoặc 2, 3, 4).
F Ví dụ:
+ Cho phép máy 101, 102  gọi  tới vùng  2, cấm các máy còn lại:
- Nhấn 6 #  99 # 0 #     : Cấm tất cả các máy nhánh gọi tới vùng 2.
- Nhấn 8 #  01 02 #  1 #     : cho phép máy 101, 102 gọi tới vùng 2..
16. TẠO CÁC MÃ ACCOUNT CODE :
Tổng đài cho phép lập 50 account code, mã account code là một  dãy  số gồm 4 chữ số, mỗi người sử dụng (được cấp mã account) có thể gọi ra ngoài tại bất kỳ máy  nhánh   nào. Tùy theo yêu cầu thực  tế mà ta có thể  lập trình : gọi bằng account code với tất cả các loại cuộc gọi(nội hạt, di động, liên tỉnh, quốc  tế…) hoặc chỉ gọi bằng account code với cuộc  gọi quốc tế.
16.1 Tạo mới một account code :
F Thao tác:
Nhấn:  75    #     XX    #  YYYY #
16.2 Xóa bỏ một account code :
F Thao tác:
Nhấn:  75    #     XX    #  9999 #
Trong đó:
XX : là số ID (số đại diên) của Account code, tổng đài cho phép lập 50 Account code, XX có giá trị từ 01 đến 50.
F Ví dụ: Tạo ra 2 account code có nội dung là : 1234 và 4567
- Nhấn 75 # 01 # 1234 #   : Tạo account code 01 có nội dung 1234.
- Nhấn 75 # 02 # 4567 #   : Tạo account code 02 có nội dung 4567.
F Lưu ý  :
- Cùng  một ID   thì nội dung của  account code sau sẽ  thay thế  nội dung của account code trước đó, ví dụ : lúc đầu ta tao ra ID  01 có account code là 1234 nhưng sau đó ta tạo lại ID 01 có account code là 1357 thì giá trị  account code ban đầu (1234) sẽ bị mất đi và thay thế bằng 1357.
17. ĐỔI  SỐ ĐIỆN THOẠI NỘI BỘ CỦA  MÁY NHÁNH :
Số điện thoại  nội bộ của máy nhánh mặc định ban đầu  của tổng  đài là : Jack 01 số nội  bộ là 101,  Jack 02 số nội  bộ là 102, …  , Jack 32 số nội  bộ là 132 .Nếu muốn thay đổi số nội bộ  của máy nhánh ta thực hiện như sau:
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình
Nhấn:   9    #     A     #  YYY #
 Trong đó:
A : Là vị trí vật lý của máy nhánh A có giá trị từ 01 đến 64
YYY: Là số nội bộ mới của máy nhánh.
F Ví dụ: Muốn đổi máy nhánh có số nội bộ101  (A = 01) sang số mới 333
Nhấn 9 # 01 # 333 #
F Lưu ý  :
- Số máy nhánh cho phép đổi nằm trong dãy số từ : 100 đến 899
- Muốn đổi một số máy nhánh cũ sang một số máy nhánh mới mà số máy nhánh mới này đã được gán cho một máy nhánh khác, trước tiên ta phải đổi số  máy nhánh đã được gán trước đó sang một số khác, sau đó mới tiến hành đổi.
* Ví dụ : Ta muốn đổi số máy nhánh  101 sang số 116 (đã  có từ trước, theo mặc định  của tổng đài số  máy nhánh của Jack 16 mang số  116). Ta thực hiện như
sau:
Nhấn 9 # 16 # 555    : Dời số máy nhánh 116 sang số 555
Nhấn 9 # 01 # 116    : Đổi số máy nhánh 101 sang số máy nhánh 116
18. CHỌN SỐ CHIẾM RA TRUNG KẾ :
Tùy theo thói quen, sở thích mà bạn có thể chọn nhấn số 0 hay số 9 để chiếm  trung kế gọi ra ngoài:
F Thao tác :
Nhấn:  4 0    #     m    #
Trong đó :
m = 0 : nhấn số 0 để chiếm  trung kế. m = 1 : nhấn số 9 để chiếm  trung kế. Mặc định : nhấn số 0 để chiếm  trung kế.
19. KHAI BAÓ TRUNG KẾ SỬ DỤNG:
Đối vớitrung  kế sử dụng ta phải khai báo với tổng đài.
Nhấn:   29 #     B     #     m    #
Trong đó :    B: Số thứ tự của trung kế gồm hai chữ số có giá trị từ 01 đến 08.
B = 1: Trung kế 1.
B = 2: Trung kế 2.
…………………………………………………………………………
B = 8: Trung kế 8.
B = 9: Trung kế 9.
m = 0 : Trung kế không  sử dụng. m = 1 : Trung kế có sử dụng.
Mặc định : Sử dụng tất cả các trung kế.
20. DỊCH VỤ HUNTING :
Cho phép  đổ chuông ở máy nhánh khác khi máy nhánh được chỉ định nhận chuông bận , nhóm Hunting gồm tối đa 4 máy.
20.1 Thiết lập dịch vụ HUNTING:
F Thao tác : Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:  70    #     A     B     C  D  #
Trong đó : A, B, C, D  là vị trí jack line của các máy nhánh có giá trị từ 01 đến 64, trong nhóm hunting bắt buộc A phải  là vị trí jack  line của máy nhánh  được chỉ định nhận chuông. Thứ tự ưu tiên đổ chuông là: A -> B -> C -> D.
20.2 Hủy  bỏ dịch vụ HUNTING:
Để hủy bỏ dịch vụ HUNTING ta thao tác như sau:
F Thao tác : Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:  70    #     A     #
Trong đó : A là vị trí Jack line của máy nhánh được chỉ định nhận chuông.
21. LẬP TRÌNH DISA : (Tùy chọn )
Chế độ Disa là chế độ tổng đài hoạt động không cần người trực, thuê bao bên ngoài khi gọi vào sẽ nghe câu thông báo hướng dẫn nhấn tiếp số nội bộ để được  kết nối trực tiếp đến các máy nhánh, hoặc nhấn số 0 để nối đến máy nhánh trực điện thoại.  Chế độ này phù hợp với các đơn vị không có người trực điện thoại.
F Một  số lưu ý  khi sử dụng chế độ DISA :
- Để thuê bao bên ngoài nghe được  bản tin khi gọi vào thì bạn phải gắn thêm card DISA ( Tùy chọn ).
- Phải lập trình tổng đài cho phép sử dụng chế độ DISA (xem mục 20.1).
- Tiến hành ghi âm bản tin DISA (xem phần lập trình ghi âm bản tin DISA).
- Sau 20 giây  mà người  gọi vẫn không  nhấn  thêm  số  máy nhánh  hoặc nhấn  số không  hợp  lệ thì tổng đài chuyển sang chế độ đổ chuông  trên máy nhánh  được  chỉ định nhận chuông(xem  phần lập trình đổ chuông).
- Có thể nhấn  số máy nhánh  cần gọi ngay khi đang có lời  hướng dẫn (không  cần phải chờ nghe hết câu). Nếu người gọi đã nhấn đúng số máy nhánh cần gọi nhưng nghe tín hiệu báo bận tức là máy  nhánh   cần gọi đang bận hãy gác máy và gọi lại sau.
- Nếu người  gọi đã nhấn  đúng số máy nhánh  cần gọi nhưng không   có người nhấc máy thì máy nhánh đó sẽ đổ 5 hồi chuông  rồi ngắt.
- Nếu người gọi không nhấn số máy nhánh và vẫn giữ máy thì quá 20 giây Tổng đài sẽ thực  hiện đổ chuông ở máy nhánh được chỉ định nhận chuông.
F Để sử dụng được chế độ Disa ta cần lập trình một số lệnh sau :
21.1 Cho phép tổng đài hoạt động ở chế độ Disa:
F Thao tác: Đang trong chế độ lập trình
Nhấn:   4   1    #     1    #
* Lưu ý:
- Tổng đài đang trong chế độ làm việc tự động (có DISA). Để đưa tổng đài về chế độ làm việc bình thường (có người trực) ta thao tác như sau:
Đang trong chế độ lập trình: Nhấn 41 # 0 #.
Mặc định : Chế độ làm việc bình thường (không có Disa).
 
21.2 Ghi âm bản tin Disa :
F Thao tác:
Nhấn:   8 0    #
* Lưu ý:
Đọc bản tin cần ghi âm, sau đó gác máy.
Để chất lượng  âm thanh của bản tin được  tốt khi ghi âm ta sử dụng điện thoại loại   tốt và ghi trong phòng kín tránh tạp  âm, thời lượng cho phép ghi tối đa là  20 giây, nội dung thu bản tin sau sẽ xoá nội dung của bản tin trước đó.
21.3 Nghe lại bản tin Disa :
- Sau khi ghi âm bản tin Disa, để kiểm tra lời ghi âm chúng ta nên nghe lại lời ghi âm.
F Thao tác:  Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:   8 1    #
* Lưu ý:
- Sau khi nghe lại bản tin nếu thấy chưa đạt yêu cầu thì tiến hành ghi lại bản tin.
F Ví dụ : (đang trong chế độ lập trình và tổng  đài đã gắn sẳn card DISA)
-  Ta nhấn 80 #  và bắt đầu đọc bản tin có nội dung như sau: “xin cảm ơn quý khách đã gọi  vào công  ty ABC, xin quý khách  vui lòng bấm số 116 để gặp phòng Giám đốc, 117 để gặp phòng  kinh doanh,……hoặc nhấn số 0 để được hướng dẫn thêm”  gác máy.
- Nhấc máy vào lại chế độ lập trình nhấn 81 # để nghe lại bản tin, nếu chưa đạt yêu cầu tiến hành ghi âm lại .
- Nhấn 41 # 1 #  : Để cho phép tổng đài làm việc ở chế độ Disa.
- Khi có cuộc  gọi  từ bên ngoài vào tổng đài, người bên ngoài sẽ nghe được  bản tin “xin cảm ơn quý khách  đã gọi vào công ty ABC……”. Trong lúc đang nghe bản tin người  bên  ngoài  có thể nhấn  ngay số máy nội bộ cần gọi.

22. LẬP TRÌNH TÍNH CƯỚC CUỘC GỌI RA TRUNG KẾ : (Tùy chọn )
22.1 Cho phép tính cước cuộc gọi ra ngoài trung kế :
- Khai báo cho tổng  đài biết  là bạn  có nhu cầu giám sát cuộc gọi ra trung kế của các máy nhánh hay không ? Nếu khai báo  có thì tổng  đài sẽ lưu trữ thông tin về cuộc gọi ra ngoài  của tất cả máy nhánh( thông tin bao gồm : số điện thoại  gọi đi, thời gian đàm thoại,  số tiền cuộc gọi …) vào bộ nhớ dữ liệu của tổng đài.
F Thao tác:  Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn   42 #  m #
Trong đó :
m = 0 : không cho phép tính cước cuộc gọi. m = 1 : cho phép tính cước cuộc gọi.
Mặc định : không cho phép tính cước cuộc gọi .
 
22.2 Dịch vụ đảo cực :
- Theo cách tính cước của mạng Bưu điện thì bất cứ cuộc gọi  nào(di  động,  nội hạt, liên tỉnh, quốc  tế…) chỉ bị tính cước khi máy được  gọi nhấc máy. Vì vậy khi sử dụng dịch vụ tính cước của tổng đài nên  đăng  ký dịch  vụ đảo cực  của bưu điện cho từng trung kế, có như vậy thì tổng đài mới tính cước chính xác được .
F Tín hiệu đảo cực của bưu điện ? Đó là tín hiệu báo hiệu mà mạng Bưu điện cấp cho thuê bao gọi đi biết trạng  thái thông thoại  của thuê bao được gọi. Ví dụ thuê bao A gọi cho thuê bao B, thì khi thuê bao B nhấc máy  Bưu điện sẽ gởi tín hiệu đảo cực trên đường trung kế của thuê bao A. Tổng đài chúng ta nhận dạng được tín hiệu  này và bắt đầu tính cước cuộc gọi.
F Thao tác:  Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:  43 #  m #
Trong đó:
F Lưu ý  :
m = 0 : Không sử dụng dịch vụ đảo cực. m = 1 : Có sử dụng dịch vụ đảo cực.
Mặc định : Không sử dụng dịch vụ đảo cực.
- Khi tổng đài được  lập trình  tính cước cuộc gọi nhưng không sử dụng dịch đảo cực thì cách tính cước là hoàn toàn tự động(sau 10 giây  kể từ khi nhận dạng  được  số gọi đi, tổng đài bắt đầu tính cước) . Do vậy mức độ chính xác chỉ tương đối.
- Đối với người sử dụng là  nhà nghỉ hay khách sạn (mang tính kinh doanh) thì việc đăng ký dịch  vụ đảo cực của Bưu điện  là bắt buộc vì khi đó tính cước cuộc gọi cho khách hàng mới hoàn toàn chính xác, còn đối với những đơn vị nào mà sử dụng dịch vụ tính cước cuộc gọi như là  một phương tiện để giám  sát (ví dụ như giám  sát việc sử dụng điện thoại của nhân viên) thì không nhất thiết phải đăng ký dịch vụ đảo cực của Bưu điện .
22.3 Lựa chọn cách xuất cước : Sau khi cho phép  tổng đài tính cước cuộc gọi ta phải chọn cách tổng  đài xuất cước lên máy tính, có hai lựa chọn :
a. Xuất  cước  thường  trực : mỗi khi kết thúc cuộc  gọi (máy  nhánh  gác máy) tổng đài thực  hiện đồng thời :
+ Lưu cước vào bộ nhớ bên trong tổng đài ( tối đa 200 cuộc gọi)
+ Xuất cước cuộc gọi lên máy tính qua cổng COM .
b. Không xuất cước thường trực : Mỗi khi kết thúc cuộc gọi (máy nhánh  gác máy) cước cuộc gọi được lưu vào bộ nhớ tổng đài(tối đa 200 cuộc), và chỉ xuất cước lên máy tính khi nào nhận được lệnh từ phần  mềm  tính cước cài đặt trên máy tính.
F Thao tác : Đang trong chế độ lập trình.
Nhấn:   44 #  m #
22.4  Phần mềm quản lý cước : Phần mềm quản lý cước  cuộc  gọi  tương thích với mọi hệ điều hành Windows (win 98, win 2000, win XP ) kiểm soát toàn bộ các cuộc gọi ra ngoài của các  máy nhánh , của các cá nhân sử dụng  mã account code để gọi ra ngoài giúp thống kê in ấn cước  phí điện thoại của từng máy nhánh , từng trung kế, từng người dùng (mã account ) theo biểu mẫu, theo thời gian tự chọn,  theo một số điện thoại bất  kỳ…, để hiểu  rõ thêm xin xem phần hướng dẫn sử dụng phần mềm quản   lý cước tổng đài.
23. KHỞI ĐỘNG LẠI TỔNG ĐÀI
Trước khi lập trình mới tổng đài hoặc tổng đài đã sử dụng nhưng quên các giá trị đã lập trình. Chúng ta nên khởi động lại tổng đài để đưa tổng  đài về giá trị mặc định ban đầu. Bảng sau trình bày trạng  thái mặc định sau khi khởi động lại tổng đài.